06:48 09/12/2014 GMT+7
Họp Ban soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân

(Đồng chí Phạm Quốc Anh, Chủ tịch danh dự HLGVN, phát biểu khai mạc) 

Sáng ngày 4/12/2014, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân đã họp phiên thứ III với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và đồng chí Phạm Quốc Anh, Chủ tịch danh dự của Hội.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Quốc Anh mong muốn các đồng chí trong Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Trưng cầu ý dân, đặc biệt trong điều kiện Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ về việc Trưng cầu ý dân,tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiến hành xây dựng và thực hiện Luật này.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh vai trò quan trọng và cấp thiết của Luật Trưng cầu ý dân. Do vậy, cần tập trung cho ý kiến vào bản dự thảo và tờ trình để hoàn thiện thêm một bước nữa và khẩn trương hoàn thiện dự thảo để xin ý kiến các Bộ, Ban, ngành trước khi trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 năm 2015.

 

(Đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLGVN, phát biểu chỉ đạo phiên họp)

Đồng chí Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam đã báo cáo những vấn đề cơ bản của bản thuyết minh và nhấn mạnh, Luật Trưng cầu ý dân phải thể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường đoàn kết và đồng thuận xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia rộng rãi, trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua các cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

(Đồng chí Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HLGVN phát biểu)

Nội dung của Luật Trưng cầu ý dân phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các luật có liên quan, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân phải bảo đảm cơ sở thực tiễn, các quy định của Luật Trưng cầu ý dân phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phản ánh đúng các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay và phải tính đến đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và thi hành của Luật.

Luật Trưng cầu ý dân phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển các kết quả của công tác xây dựng pháp luật của nước ta qua các thời kỳ, đồng thời nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện pháp luật về trưng cầu ý dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Qua thảo luận, các thành viên Ban soạn thảo cho nhiều ý kiến về những vấn đề cần trưng cầu ý dân, trong đó quy trình bỏ phiếu phải bảo đảm có sự giám sát trực tiếp của người dân.

Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Nguyễn Văn Quyền cơ bản tán thành ý kiến của các thành viên. Đây là cơ sở để tiếp tục chỉnh lý bản dự thảo./.

Thân Tạ.

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD