06:51 09/12/2014 GMT+7
Tổng kết thực hiện dự án “Tư vấn pháp luật cho người dân nông thôn” giai đoạn II
Sáng ngày 05/12/2014, tại khách sạn La Thành, Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết thực hiện dự án “Tư vấn pháp luật cho người dân nông thôn” giai đoạn II do Bộ Ngoại giao Vương quốc Đan Mạch tài trợ thông qua Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch khu vực châu Á (ADDA)thực hiện tại 3 tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La.

Đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLGVN phát biểu khai mạc


Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch; Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch; Trần Đức Long, Phó Tổng Thư ký; Lê Anh Tuyến, Trưởng Ban Tổ chức - cán bộ Hội Luật gia Việt Nam; Dương Thị Thanh Mai, Giám đốc Dự án và đại diện Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Hội Luật gia 3 tỉnh thực hiện dự án, đại diện Đại sứ quán Đan Mạch, tổ chức ADDA tại Việt Nam…   

Toàn cảnh Hội nghị


Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, Hội Luật gia Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho đồng bào nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Hội Luật gia Việt Nam có cơ cấu từ Trung ương đến địa phương với hơn 46.000 hội viên nhiều kinh nghiệm. Đó là một thế mạnh để Hội triển khai các hoạt động, trong đó có việc trợ giúp pháp lý cho người dân nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.

Bà Dương Thị Thanh Mai, báo cáo kết quả thực hiện dự án cho biết, tiếp nối thành công của Dự án giai đoạn I, Bộ Ngoại giao Vương quốc Đan Mạch đã tiếp tục tài trợ giai đoạn II trong thời gian 4 năm từ năm 2011-2014 tại 09 huyện của 03 tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La. Là đơn vị được Hội Luật gia Việt Nam giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện dự án, Trung tâm tư vấn pháp luật cho người nghèo và phát triển cộng đồng đã phối hợp chặt chẽ với 03 Trung tâm trực thuộc Hội Luật gia các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình và Sơn La triển khai thực hiện các hoạt động của dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, được nhà tài trợ, chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao.

Kết quả, dự án đã thực hiện 40 hoạt động thuộc 05 đầu ra.Trong 4 năm, dự án đã tổ chức24 lớp tập huấn cho gần 900 người tham gia, nổi bật là hoạt động tập huấn cho 75 tuyên truyền viên của dự án, là thành viên các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở 75 xã;tổ chức673 cuộc tư vấn pháp luật lưu động cho gần 30.000 người dân tham dự; 09 hội thi tìm hiểu pháp luật tại 09 huyện thực hiện dự án.Tổ chức 12 hội thảo đề cập đến hoạt động chuyên môn của luật gia, luật sư trong từng loại vụ việc liên quan đến pháp luật như hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, khiếu nại - tố cáo, hôn nhân và gia đình; thành lập 45 Câu lạc bộ pháp luật ở thôn, bản, xã thuộc 09 huyện và được trang bị trên 60 đầu sách pháp luật liên quan đến đời sống người dân; tư vấn pháp luật 124 cuộc cho 193 nhóm nông dân; có 193 cuộc hội nghị giữa nhân dân và chính quyền địa phương được tổ chức với sự tham gia của gần 8.000 người dân; 1.637 lượt người được tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí; in 45.000 tờ rơi cung cấp thông tin về hoạt động của các trung tâm, 3000 poster về dân chủ ở cơ sở; hơn 40.000 người dân được tham gia các buổi tư vấn pháp luật lưu động…

Những kết quả đó, cho thấy vai trò và ý nghĩa to lớn của dự án đối với đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa và khẳng định tính bền vững của dự án sẽ được phát huy trong những năm tiếp theo.

Tiến sĩ Harvey Demaine, cố vấn cấp cao của ADDA Đan Mạch và bà Arafa Ayoub Khatib, Trưởng đại diện ADDA tại Việt Nam đã chỉ ra những khó khăn của người dân nông thôn các tỉnh thuộc dự án trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật và hy vọng sau 02 lần thực hiện dự án này thì kiến thức pháp luật cơ bản nhất của người dân vùng sâu, vùng xasẽ cải thiện. Qua đó, cảm ơn chính quyền địa phương 3 tỉnh nói trên đã nhiệt tình giúp đỡ các thành viên thực hiện thành công dự án này.

Phát biểu đại diện đơn vị thực hiện dự án,ông Lương Mai Sao, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Điện Biên nêu rõ vai trò to lớn của dự án, đặc biệt Điện Biên là một tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí thấp nên việc trợ giúp người dân tiếp cận đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các hình thức tư vấn pháp luật lưu động và tại trung tâm, phát tờ rơi, tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ tại bản…là rất thiết thực và hiệu quả. Từ đó sẽ giải quyết được cơ bản những vướng mắc cho người dân, tăng kinh nghiệm cho tư vấn viên, tuyên truyền viên, giúp họ hiểu biết và thực hiện quyền pháp lý của mình.Qua đó góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đại diện nhóm đánh giá: ông Nguyễn Minh Đức, công bố những hình ảnh và  số liệu thực tế được ghi lại trong suốt quá tình thực hiện dự án và khẳng định: đến thời điểm này, Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức duy nhất thực hiện được dự án rất quy mô, hiệu quả và ý nghĩa tới đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Phát biểu tổng kết dự án và bế mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Quyền đánh giá cao kết quả mà dự án đạt được vì nhu cầu tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, người nghèo, chính quyền địa phương vùng sâu, vùng xa, luôn rất cần thiết. Đồng chí nêu rõ, dù dự án có tốt, nhiều hỗ trợ đi nữa nhưng không có nhân lực tốt, nhiệt tình, kiên trì thì không thể làm được, cần kết hợp triển khai cả về chiều sâu và bề rộng cho phù hợp,để đưa kiến thức pháp luật về tới làng, bản, trang bị cho nhân dân có hiệu quả, phấn đấu nâng cao vị thế của Hội Luật gia Việt Nam nói chung, Hội Luật gia các tỉnh nói riêng và mong rằng, các tổ chức, đặc biệt là tổ chức ADDA sẽ tiếp tục đề xuất với Vương quốc Đan Mạch để thực hiện nhiều dự án hơn nữa trên các vùng sâu, vùng xa khác của Việt Nam. Đồng chí cảm ơn các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, nhất là tổ chức ADDA đã giúp đỡ Việt Nam thực hiện thành công dự án này./.

Thân Tạ.

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD